Hiểu về ý nghĩa ngày cưới

1 110 1

Ngày cưới từ lâu trong phong tục tập quán người Việt đã là một sự kiện vô cùng quan trọng với mọi gia đình, dòng họ, dòng tộc. Ngày cưới không chỉ được chọn “ngày lành tháng tốt”, mà còn phải chuẩn bị vô số công việc. Ai ai cũng thực hiện với mong ước ngày cưới diễn ra thành công, như một sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân thật hạnh phúc, viên mãn cho đôi trẻ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa ngày cưới qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của ngày cưới

Với dân tộc Việt Nam và mọi quốc gia trên thế giới hiện nay, ngày cưới là một lễ nghi được tổ chức để khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân của một cặp đôi. Trong ngày lễ đặc biệt này, an hem họ hàng đôi bên sẽ có mặt để gửi lời chúc phúc, chia sẻ niềm vui với bản thân cặp đôi và 2 bên dòng họ nhà trai và nhà gái.

Trong truyền thống văn hóa của người Á Đông, ngày cưới không chỉ để khởi đầu cho hôn nhân, mà còn mang theo thông điệp, cầu mong những điều may mắn, tốt lành, bình an nhất cho cặp đôi trẻ và con cái sau này, cầu mong gia đình nhỏ này luôn hạnh phúc viên mãn.

1 110

Nếu xét về phương diện pháp luật, giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lý thể hiện mối quan hệ của cặp đôi, thì ngày cưới chính là buổi lễ long trọng để thông báo với họ hàng, dòng tộc, làng xóm gần xa họ đã về chung một nhà.

Tổ chức đám cưới, còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi dòng tộc, là dịp cô dâu chú rểcó thể gửi lời mời trân trọng đến người thân và bạn bè đến chia sẻ niềm vui, đồng thời thể hiện lời cảm ơn, tri ân sâu sắc, để gắn kết, thắt chặt mối quan hệ hơn.

So với thời xa xưa, thì lễ cưới hiện đại đã phần nào được rút ngắn khá nhiều quy trình rườm rà, nhưng vẫn trọn vẹn ý nghĩa, vẫn là ngày đặc biệt với bản thân cặp đôi, cùng gia đình, dòng tộc.

Ý nghĩa của các thủ tục trong ngày cưới

Trong mọi đám cưới Việt sẽ có các thủ tục, nghi thức chính, là: Lễ Chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, đón dâu, cùng nhiều các thủ tục khác tùy theo vùng miền.

Dưới đây là ý nghĩa của từng thủ tục trong ngày cưới:

1. Lễ chạm ngõ

Chạm ngõ, còn được gọi là dạm ngõ, lễ bỏ trầu cau,… Đây là nghi lễ đầu tiên trong quy trình của một đám cưới cơ bản. Là khi nhà trai lần đầu tiên đến thưa chuyện xin phép cho con trai đến tìm hiểu con gái nhà họ, có mang kèm theo đồ lễ như trầu, cau, rượu, chè, thuốc lá,… để dâng lên gia tiên.

le dam ngo co dau mac gi 1

Lễ chạm ngõ mang ý nghĩa chính là dịp để hai bên gia đình chính thức gặp mặt và vấn danh, hỏi rõ về  tên, tuổi, công việc, nơi sống,… của người con trai và con gái và quyết định có đồng ý cho đôi bên quan hệ qua lại, tìm hiểu nhau hay không. Vì người xưa rất coi trọng sự “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân.

Tuy nhiên, ngày nay, thường thì con trẻ đã tìm hiểu, qua lại yêu đương với nhau trước rồi thưa chuyện với mẹ cha, ngày lễ Chạm Ngõ lại chỉ còn ý nghĩa là dịp để người lớn đôi bên gia đình gặp mặt để bàn bạc đi đến thống nhất về lễ cưới và dự định, kế hoạch tổ chức ra sao.

2. Lễ ăn hỏi

Sau lễ chạm ngõ chừng 1 tuần, là lễ Ăn hỏi, khi ngày lành tháng tốt, nhà trai mang theo lễ vật chính thức sang nhà gái để “hỏi vợ”.

Các đồ lễ được sắp theo tráp, con số 5,7,9,11,… đầy đủ bánh kẹo, xu xê, trầu cau, rượu, chè, xôi, mứt,… phủ vải đỏ, và được một đội nam thanh nữ tú trẻ chưa kết hôn bê sang.

le an hoi 9 trap rong phuong

Theo quan niệm người xưa, đây là biểu tượng cho ngũ hành âm dương, bánh xu xê, bánh cốm như biểu tượng cho phận vợ chồng, luôn gắn kết, bền chặt với nhau.

Ngày nay, để tiện lợi về thời gian và điều kiện đôi bên, lễ ăn hỏi thường được tổ chức ngay trước ngày cưới 2-5 ngày.

3. Lễ đính hôn

Lễ đính hôn ngày nay thường được tổ chức trùng với lễ ăn hỏi. Về ý nghĩa, lễ đính hôn chính là lễ cầu hôn, lễ hỏi vợ, khi nhà trai có lời chính thức hỏi cưới người con gái về làm vợ.

4. Lễ nạp tài

Lễ nạp tài ngày nay cũng được rút gọn, hoặc gộp chung với lễ ăn hỏi. Nó có ý nghĩa là nhà trai sẽ trao của hồi môn cho cô dâu, kèm theo sính lễ lễ ăn hỏi, để thể hiện sự tôn trọng với người con gái khi đã bỏ lại tuổi thanh xuân mà theo về làm dâu của nhà họ.

so tien nap tai se tuy theo dieu kien va thoa thuan 2 ben

Với nhiều nơi, đây lại được coi là tục “Thách cưới”, được nhà gái đặt ra, yêu cầu nhà trai thực hiện trước khi đón con nhà họ về làm dâu.

5. Lễ xin dâu

Lễ xin dâu là một nghi lễ được thực hiện liền trước thời điểm đón dâu, thường là bố hoặc mẹ chú rể, đôi khi là bà cô, bà bác, chị, cô của chú rể thay mặt họ nhà trai, mang theo đồ lễ đựng trong tráp, phủ vải đỏ, mang sang nhà gái để dâng lên bàn thờ tổ tiên, để báo giờ đoàn nhà trai sẽ sang để đón dâu.

lg 2020 08 31 anhoi

6. Lễ đón dâu

Đúng giờ lành, đoàn đón dâu tư họ trai gồm chú rể, bố mẹ chú rể, cùng cô dì chú bác, anh chị em ruột thịt và cùng dòng họ đến nhà gái để đón dâu về. Sau khi được bên nhà gái chào đón, một số người lớn tuổi trong họ sẽ đại diện để xin đón dâu về. Chú rể vào nhà đón cô dâu, ra thắp hương tổ tiên, chào quan viên 2 họ và mời trà rót nước trước khi kết thúc buổi lễ.

1E1

7. Lễ tơ hồng

Lễ tơ hồng thường được diễn ra sau khi lễ cưới đã tan, tổ chức tại nhà chú rể. Có thể hiểu đây là Lễ khấn ông Tơ bà Nguyệt đã se duyên cho cặp đôi trẻ. Thường chỉ có cha mẹ chú rể và cô dâu chú rể thực hiện.

le to hong

8. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là ngày có ý nghĩa thể hiện sự biết ơn đặc biệt của chú rể đến gia đình cô dâu sau khi đã hoàn thành lễ cưới.

le lai mat

Nhưng giờ đây, lễ lại mặt được tổ chức với ý nghĩa khác, là dịp để đôi bên thông gia gặp mặt, cùng ngồi lại trò chuyện và dùng cơm, nói chuyên về lễ cưới đã tổ chức thành công tốt đẹp và tri ân đến nhau. Thông thường, lễ lại mặt sẽ tổ chức sau ngày cưới 2 đến 4 ngày.

Lời kết

Ngày cưới là ngày vui với mọi gia đình, dòng tộc, là cái kết viên mãn cho một tình yêu các các đôi uyên ương. Hy vọng với những thông tin được trình bày phía trên, bạn đọc đã hiểu thêm về ý nghĩa của ngày cưới. Và có kế hoạch chu đáo, kỹ càng hơn khi tổ chức ngày cưới cho bản thân hay anh em họ hàng, giúp ngày trọng đại này luôn trọn vẹn ý nghĩa nhé!