Đám cưới với mọi đất nước, vùng miền đều được xem là sự kiện trọng đại, cần tuân thủ theo rất nhiều lễ nghi, thủ tục, nghi thức đặc biệt. Để giúp bạn hiểu và lên kế hoạch cho đám cưới đầy đủ, kỹ lưỡng hơn, bài viết sẽ đề cập đến các nguyên tắc, nghi thức ngày cưới (ăn hỏi, dặm ngõ, rước Dâu…) theo đúng phong tục của dân tộc Việt Nam. Cùng theo dõi nhé!
Dân tộc Việt Nam được chia thành ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi vùng miền đều có những nghi thức, thủ tục trong đám cưới khác biệt. Tuy nhiên sẽ đều có 4 nghi lễ chính, với theo thứ tự như sau: lễ dạm ngõ (chạm ngõ), lễ ăn hỏi, lễ thành hôn (rước dâu) và lễ lại mặt.
1. Các nguyên tắc, nghi thức của ngày lễ Dạm Ngõ (Chạm Ngõ)
Đây là nghi lễ đầu tiên trong quy trình của một đám cưới đầy đủ. Với ý nghĩa, nhà trai sẽ có cơi trầu, sấp lễ đến nhà gái trong một ngày đẹp để xin ý kiến bên nhà gái cho 2 bên đôi trẻ được qua lại thân tình, đồng thời là thời điểm để người lớn ngồi lại bàn bạc, thống nhất về lễ cưới. Với các gia đình khi 2 bên thông gia có khoảng cách về địa lý, thì Lễ Dạm Ngõ là lần đầu tiên mà hai gia đình chính thức gặp mặt để bàn bạc về hôn sự cho đôi bạn trẻ.
Lễ vật nhà trai cần chuẩn bị để mang đến nhà Gái trong ngày Lễ Dạm Ngõ khá đơn giản, gồm: chục cơi trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo và chè mạn (lưu ý là con số chẵn), để lễ vật được dâng lên gia tiên.
Những người sẽ cùng bố mẹ đôi bên tham gia nghi lễ cũng thường chỉ là cô dì chú bác, anh chị em ruột thịt của cô dâu chú rể.
Sau khi dâng lễ lên Gia tiên, Nhà gái sẽ đón tiếp nhà trai, mời trà, thuốc, hoa quả, bánh kẹo,… và cùng nhau ngồi lại bàn bạc về đám cưới, như chọn ngày cưới, các thủ tục khác. Người con gái khi đã được Dạm Ngõ, là coi như “đã có nơi có chốn”, sắp tiến tới hôn nhân.
2. Các nguyên tắc, nghi thức ngày Lễ Ăn Hỏi
Lễ nghi tiếp theo sau Lễ dạm ngõ là Lễ Ăn Hỏi. Đây là thủ tục để nhà trai chính thức đưa sính lễ sang hỏi cưới nhà gái, đồng thời nhà gái sẽ chính thức thông báo với họ hàng gần xa, bà con làng xóm,… về việc đã hứa gả con gái cho nhà trai và thời điểm tổ chức hôn sự sắp tới.
Sính lễ nhà trai cần chuẩn bị sẽ được chia thành các tráp, với con số lẻ, như 5, 7 ,9 hoặc 11 tráp tùy theo sự thỏa thuận của đôi bên gia đình. Bao gồm: bánh cốm, mứt sen, chè thuốc, trầu cau, rượu, hoa quả, bánh kẹo, … Nhiều nơi còn kèm theo đồ mặn như xôi, đầu lợn, con gà,… để dâng lên cúng gia tiên. Ngoài ra nhiều địa phương còn kèm theo “lễ đen” với một số tiền đựng bên trong, phụ thuộc theo sự thống nhất của 2 bên gia đình.
Sau khi Lễ Ăn Hỏi kết thúc, một phần nhỏ lễ vật sẽ được nhà gái gửi lại cho nhà trai mang về. Thông thường, Lễ Ăn Hỏi sẽ tổ chức sau Lễ dạm ngõ khoảng 1 tuần và trước lễ cưới 1-3 ngày.
3. Các nguyên tắc, nghi thức ngày Lễ Thành Hôn (Lễ Rước Dâu)
Với nghi thức này, với nhà gái thì được gọi là Lễ Vu Quy, còn với nhà trai được gọi là Lễ Thành Hôn. Trước đây thì chỉ có thể tổ chức tại nhà, nhưng bay giờ có thể lựa chọn tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, Trung tâm Tiệc cưới.
Nghi thức ngày Lễ Thành Hôn khi tổ chức tại Nhà
Nhà trai cần lên kế hoạch về giờ giấc rõ ràng với nhà gái, sau đó xuất phát đúng giờ lành đã định. Bộ phận tham gia sẽ gồm: chú rể, bố mẹ cùng người đại diện họ Nhà Trai, cô bác chú dì, anh em họ hàng,… cùng xe hoa và tùy phương tiện để đến nhà gái đón cô dâu.
Sau đó các nghi lễ diễn ra ở nhà gái như sau:
- Khi nhà trai đến, sẽ được nhà gái đón tiếp, sắp xếp chỗ ngồi tại vị trí trí trang trọng nhất trong hội trường.
- Sau đó nhà trai trao cơi trầu để xin dâu để dâng lên Gia tiên nhà gái, xin phép cho chú rể được đón cô dâu về nhà.
- Tiếp theo 2 người sẽ thực hiện nghi lễ cúng gia tiên, người đại diện nhà trai xin phép với nhà gái đưa cô dâu về.
- Sau đó 2 bạn trẻ sẽ mời trà các người lớn tuổi, đến giờ lành thì tiến r axe hoa để tiến về nhà Trai.
Sau khi đoàn xe trở lại nhà Trai, các nghi lễ diễn ra như sau:
- Cô dâu mới về sẽ cùng chú rể thắp hương với gia tiên.
- Tiếp theo, mẹ hoặc người đại diện nhà chú rể sẽ phát biểu đôi lời , về việc đón được cô dâu đã trở về.
- Chú rể dắt cô dâu đứng trên sân khấu chào và ra mắt gia đình
- Đại diện nhà trai có lời mời bên nhà gái vào thăm phòng tân hôn.
- Sau đó là tiệc mời trà hoặc tiệc mặn để đãi khách bên nhà gái cho đến khi buổi lễ kết thúc.
Ngoài ra, nhiều địa phương sẽ có phong tục có chút khác biệt như: đón dâu 2 lần, mẹ chồng trao nón cho cô dâu,…
Nghi thức ngày Lễ Thành Hôn khi tổ chức tại Nhà hàng, Trung tâm tiệc cưới
- Nếu chọn phương thức tổ chức lễ Thành hôn tại trung tâm tiệc cưới, thì sẽ không có nghi lễ rước dâu như nói ở trên, mà cả 2 họ sẽ có mặt ở địa điểm tổ chức trước giờ mời tiệc khoảng 30 – 60 phút. Riêng cô dâu cần ngồi tại phòng chờ, đợi chú rể lên đón.
- Trước giờ mời tiệc 10 phút, đại diện và bố mẹ cùng quan khách 2 bên sẽ có mặt ở hội trường, quá trình nghi lễ của đám cưới khoảng 30 phút. Chương trình sẽ có MC – người dẫn chương trình dẫn dắt, điều hành tiến trình từng nghi lễ. Khi được hướng dẫn, chú rể sẽ vào đón cô dâu bước ra để chào hỏi quan viên 2 họ.
- Sau khi kết thúc các thủ tục tổ chức đám cưới, cả 2 họ sẽ cùng tham gia tiệc mặn. Cô dâu, chú rể cùng bố mẹ hai bên sẽ đi chúc rượu, nâng ly với toàn thể khách mời để chia vui, cảm ơn vì sự góp mặt của quan khách.
- Cuối cùng, tiệc tan, cô dâu chú rể cùng bố mẹ và gia đình đứng tại cổng chào tiễn khách.
Với nhiều địa phương sau lễ cưới 2-5 ngày sẽ tổ chức Lễ Lại Mặt. Là thời điểm để cô dâu chú rể cùng họ hàng 2 bên gặp mặt lại nhau để cùng dùng cơm và nói chuyện thân tình. Nhưng vì điều kiện thời gian, công việc, khoảng cách địa lý,… nên thủ tục này đã không còn là thủ tục bắt buộc nữa.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ về các nguyên tắc, nghi thức ngày cưới (ăn hỏi, dặm ngõ, rước Dâu…) ở trên, giúp bạn đọc đã nắm được các thủ tục, lễ nghi, nguyên tắc cơ bản của một đám cưới. Để lên kế hoạch và tổ chức được một đám cưới đầy đủ lễ nghi. Vừa giúp góp phần gìn giữ những nét đẹp của truyền thống người Việt, vừa đảm bảo ngày vui trọn vẹn và đầm ấm nhất.