Trong ngày cưới thiêng liêng, nếu bạn muốn tạo ấn tượng mới mẻ cho khoảnh khắc lễ thành hôn của mình, có thể tham khảo qua 7 nghi thức kết đôi tiệc cưới đặc biệt sau thay cho phần cắt bánh rót rượu truyền thống. Bài viết dưới đây Zinble sẽ giúp cô dâu và chú rể hiểu hơn về 7 nghi thức này nhé.
1. Nghi thức rót cát
Đây là một nghi thức kết đôi thú vị cho một tiệc cưới ngoài trời hoặc tiệc cưới bãi biển, nhưng ý tưởng này vẫn có thể sử dụng cho bất kỳ tiệc cưới nhà hàng nào. Cặp đôi lần lượt đổ cát màu từ những chiếc bình nhỏ sang một chiếc bình lớn hơn nhưng một biểu tượng cho cột mốc về chung một nhà của cô dâu chú rể, cho sự hoà hợp giữa hai tâm hồn.
2. Nghi thức trồng cây/tưới cây
Nghi thức này lấy cảm hứng từ thiên nhiên, thêm đất chậu hoặc cùng tưới nước sẽ tượng trưng cho sự vui vén gia đình, chăm sóc cho hạnh phúc và sự đoàn viên của các cặp đôi mới cưới. Nghi thức này vô cùng dễ để chuẩn bị và thực hiện cho dù là tiệc cưới ngoài trời hay diễn ra tại các nhà hàng tiệc cưới.
3. Nghi thức rót trà
Thay cho nghi thức rót rượu giao bôi trong lễ cưới, cô dâu chú rể có thể thử đổi sang nghi thức rót trà vô cùng phù hợp với văn hoá Châu Á vừa tinh tế vừa sang trọng không kém. Các cặp đôi có thể chọn các loại trà ưa thích hoặc đại diện cho sở thích của bản thân, sau đó kết hợp lại và uống cùng nhau. Không có bất kỳ quy tắc nào quy định hay bó buộc dành cho các nghi thức kết đôi trong tiệc cưới. Cá nhân mỗi cô dâu chú rể luôn có thể kết hợp văn truyền thống cùng với sở thích riêng để tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ cho đám cưới của mình.
4. Nghi thức vẽ tranh cùng nhau
Không còn gì có thể lưu giữ kỉ niệm trong lễ thành hôn tốt hơn ngoài tranh và hình ảnh, cô dâu chú rể có thể cùng nhau vẽ một bức tranh trong ngày cưới của mình để mỗi ngày đều thấy và trân trọng.
5. Nghi thức thắp nến
Truyền thống thắp nến này của đạo Cơ đốc là nghi thức đám cưới nổi tiếng nhất tượng trưng cho sự thống nhất. Cô dâu chú rể mỗi người cầm một ngọn nến và thắp sáng, cùng nhau kết hợp để thắp lên ngọn nến thứ ba, ngọn nến của gia đình và hạnh phúc. Đôi khi có thể mời song thân hai bên gia đình cô dâu và chú rể cùng thực hiện nghi thức này để tượng trưng cho sự đoàn viên. Bên cạnh đó, có thể mời các khách tham dự tiệc cưới cùng tiến hành nghi thức này bằng cách đặt những ngọn nến ở lối vào buổi lễ thành hôn hoặc lễ đọc lời thề nguyện (buổi lễ đọc vows), mời mọi người thắp một ngọn nến và nói lời chúc phúc khi cô dâu chú rể chính thức trở thành vợ chồng.
6. Nghi thức cột dây ruy băng
Với nghi thức này, cô dâu chú rể đứng đối diện và nắm tay nhau (nắm tay tạo thành hình số tám – tượng trưng cho sự vĩnh cửu) trong lễ cưới của mình. Sau đó, tay của cặp đôi được buộc lại với nhau bằng ruy băng nhiều để tượng trưng cho một sự kết hợp. Song thân hai bên gia đình hoặc bạn bè có thể lần lượt cột từng sợi ruy băng cho cặp đôi mới cưới kèm theo lời chúc phúc cho cả hai.
7. Nghi thức thắt nút dây tình yêu
Nghi thức này lấy cảm hứng từ truyền thống lâu đời của người Ireland, cô dâu và chú rể tại hôn lễ của mình cùng nhau buộc một nút thắt bằng ruy băng hoặc dây thừng để tượng trưng cho cuộc hôn nhân này sẽ không bao giờ bị phá vỡ, càng ngày càng bền chặt cho dù là bất kì áp lực nào đi chăng nữa.
Nguồn: Marry.vn